Thái ất tử vi là khái niệm còn tương đối xa lạ với những pháp nhân mới bắt đầu nghiên cứu kỳ môn. Vậy Thái ất tử vi là gì, liệu xem thái ất có thể giải đoán được tất cả mọi tai ương lành dữ trong đời người? Tất cả đáp án sẽ có trong bài viết dưới đây nhé!
1. Thái ất tử vi và những huyền thoại
Thuyết kể rằng trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là bậc thánh hiền, thông làu kinh sử lại là người trên thông thiên tượng, dưới tường địa văn, tinh thông đẩu số, nhất là thái ất tử vi. Chính vì thế mà trạng Trình được bậc trí thức cùng thời 10 phần kính trọng.
Có một huyền thoại kể về sự linh ứng của trạng Trình được tương truyền đến tận hôm nay, được ví như tích Lượng chết vẫn cứu được ấu chúa.
Chuyện kể rằng trạng Trình lúc sinh thời đã nhìn thấu được tương lai, thấy trước được long mạch của gia tộc đã bị động chạm, đời sau khó lòng khấm khá. Trước lúc lâm chung, trạng đã truyền lại một ống tre, trăn trối mà rằng vào đúng ngày giờ này truyền lại cho con cháu 7 đời, mang đến dâng cho quan huyện thì sẽ được sống sung túc, giàu có.
Quả đúng như lời của trạng, sau cái chết của Nguyễn Bỉnh Khiêm, gia tộc ngày càng xuống dốc. Con cháu đời sau của trạng vẫn giữ gìn cẩn thận ống trúc đó như 1 bảo vật gia đình. Đến đời thứ 7 thì gần như khó lòng vực dậy, người nhà lả đi vì đói đã quá nửa. Đến đúng ngày giờ trạng căn dặn, chiếc ống trúc được trao lại cho cháu 7 đời. Người này vâng lời, nhanh chóng xuất phát đến cửa quan, quỳ mà dâng ống trúc của trạng Trình khi xưa.
Thế nhưng điều kì lạ là, ngay sau khi mở ống trúc, quan huyện đùng đùng nổi giận, bước tới hạ lệnh đem chàng trai nọ đi trừng phạt. Nguyên do là bởi trong ống trúc chỉ có vỏn vẹn 1 mảnh giấy ghi dòng chữ: Tao cứu mày thì mày phải giúp con cháu tao được sung túc.
Thế nhưng, trong phút chốc khi quan huyện bước lên phía trước toan hạ lệnh xử tội người nông phu, cái rầm trên nóc phủ rơi xuống đúng chỗ chân vị quan đang đứng. Thất kinh trước lời tiên tri được đưa ra từ 200 năm trước, quan huyện vội rạp xuống khấn trời đất và cảm tạ trạng Trình. Đoạn, ngài cho người rước cháu trạng về cố hương, đồng thời tặng cho nhiều châu báu và đất đai để đền ơn.
Câu chuyện trên là một đơn cử cho hàng trăm giai thoại về trạng Trình và sự linh diệu tử vi thái ất. Vậy thực hư là như thế nào, và thái ất tử vi là gì?
2. Thái ất tử vi là gì?
Cùng với kỳ môn độn giáp và lục nhâm đại độn, thái ất thần kinh là 1 trong 3 môn học thuộc hàng tam thức – 1 nhánh của tử vi đẩu số. Thái Ất tử vi hay Thái Nhất tử vi hay còn gọi là Thần Bắc cực thuộc tam thức, thiên về thiên ý (ý trời) và thiên tượng (các vì tinh tú) trên thiên cầu (bầu trời). Dựa theo chu kì chuyển động của các vì tinh tú mà đoán trước được những sự kiện xảy ra trong tương lai, tác động đến cuộc sống con người.
Theo sách Thái Nhất thần kinh của Nguyễn Bỉnh Khiêm – sách kinh điển của dòng này thì Thái Ất là môn đồ tôn thần của Thiên đế. Trên thiên tượng, sao Thái Ất nằm trước sao Bắc Thần, chủ về sai khiến 16 tinh tượng.
Thái Ất chủ về những sự kiện lớn trong đời, đoán trước những thiên tai, thảm họa như lũ lụt, hạn hán, nạn đói, chiến tranh, suy vong, bệnh tật. Những tiên lượng này có thể gắn với vận mệnh của 1 quốc gia hay gói gọn trong phạm vi của 1 đời người. Đây là ngôi sao chủ về thương vong, số phận trong một thời gian dài, ý tượng cuộc đời ngắn dài theo đẩu số.
3. Các nhân tố dự trắc bởi Thái Ất tử vi là gì
Tử vi Thái Ất được dùng để nghiên cứu các sự kiện về các nhân tố như sau:
- Tuế niên kế: Đây là phép bói toán xem sự lành hay dữ, ảnh hưởng như thế nào đến vận mệnh của cả 1 quốc gia. Tuế niên kế hay tuế kế chỉ những chính sách của vua chúa thời xưa hoặc những việc phúc được tiếp quản bởi mẫu nghi hoàng hậu. Thái Ất sẽ chỉ ra thiên thời cho những chính sách này, đủ sức để soi rõ thiện dữ, xem xét tĩnh động của thiên hạ.
- Nguyện kế (hay kế tính theo tháng): Đây là phép dưới tuế kế vài phần, cho phép xem lành dữ cho những bậc khanh thần xem, để đưa ra bước tiến lùi trên quan trường. Đồng thời nó cũng đưa ra lợi hại cho các quyết sách, xem xét vấn đề được mất, để từ đó đưa ra quyết định điều hoà, sự hoà, hay trừng trị.
- Nhật kế (kế tính theo ngày): Đây là Thái Ất đơn giản, thường được các bậc đạo nhân dùng để dự đoán phúc họa trong dân gian, đo lường lợi hại lớn hay nhỏ, hung hay cát, thịnh hay suy.
- Thời kế (kế tính theo giờ): Đây là thái ất dùng để phán đoán sách lược, đưa ra lời dự báo về thắng thua, khách và chủ, thiệt và hơn, được và mất,…Thời này vận dụng sự vật đổi sao dời của thiên tương để tổng hợp phân tích về thế và lực của 2 thực thể đang giao đấu. Muốn biết về hoạ phúc, lành dữ, sống còn,…trong thiên hạ phàm là đều dùng thời kế làm phương pháp đo đạc.
3. Các sao an chính tại Thái Ất tử vi là gì
Các sao an tại Thái Ất bao gồm:
- Thái Ất (chủ về sinh sát) (tên khác là Tiểu Du, Thái Nhất, Tiểu Du Thiên Mục)
- Đại Du: hoá thân của kim thần, nắm giữ bí ẩn của “hoá vật”, gắn với cung khôn trong bát quái.
- Thái Tuế: Sao bản mệnh thuộc vòng thái tuế, cai quản phước đức
- Thần Hợp: Chủ về sự hoà hợp trong đời sống, thiên thời
- Kể Định (hay còn được gọi là sao Kể Mục và Toán Định): Chỉ khả năng xảy ra của sự kiện được dự đoán. Nếu kế định an sao thì gần như chắc chắn sự kiện sẽ xảy ra trong tương lai.
- Kể Thần: Chủ về thiên ý
- Thái Âm: Sao có thuộc tính âm, đại diện cho nhân tố điền trạch, tiền bạc, hoặc các người phụ nữ xoay quanh Chủ mệnh
- Văn Xương: Đại diện vấn đề liên quan đến nghệ thuật và khả năng thông linh của mệnh tạo
- Thủy Kích: thường xuất hiện khi có đại hoạ liên quan đến thuỷ tượng: lũ lụt, hạn hán, sóng thần,…
- Toán Chủ – Toán Khách: Xuất hiện sự bất thường khi xem xét các vấn đề liên quan đến đối ứng, đối kháng giữa 2 thế lực thực thể.
- Đại tướng Chủ: Ứng với phe chủ (phe ta) giành được lợi thế lớn
- Đại tướng Khách: ứng với việc phe khách (phe đối trọng) giành được lợi thế lớn
- Tham Tướng (Tiểu Tướng) Chủ và Khách: Chỉ việc giành được lợi thế/lợi ích nhỏ của 1 trong 2 phe chủ/khách
- Ngũ Phúc: Ý tượng nhắm đến 5 điều may mắn chuẩn bị linh ứng: trường thọ (sống dai), phú quý (giàu có), khang ninh (cơ thể an khang, mạnh khoẻ), hiếu đức (tâm tính được thiện lương), thiện chung (khi qua đời được nhẹ nhàng thanh thản, không phải trải qua đau đớn về thể xác, bệnh tật).
- Quân Cơ: Chỉ việc đất nước có được vị vua hiền minh với những quyết sách an sinh tốt, kết hợp cùng các sao khác.
- Thần Cơ: Chỉ việc đất nước được những vị trung thần anh minh
- Dân Cơ: Chỉ việc đất nước được dân tộc đồng lòng, hiếu kính bề trên.
- Tứ Thần:
- Thiên Ất: Chủ về thiên tượng, thiên thời, thiên ý
- Địa Ất: Chủ về địa lợi
- Trực Phù (Phép Tôn): Chủ về sự đa nghi, mâu thuẫn, không tin tưởng bài xích lẫn nhau
- Phi Phù: Chỉ sự suy vong nhưng được cứu vớt thay đổi đại cục vào giây phút quyết định
- Phi Lộc Phi Mã: Chủ thể sẽ khó lòng vượt qua được những gian truân sắp tới
- Hạn Dương Cửu: Chỉ 9 đại hạn phải trải qua (rất xấu)
- Hạn Bách Lục – Vào quẻ – chỉ 106 quẻ tương ứng với thái ất.
4. Đoán quẻ Thái Ất như thế nào
Thái Ất là môn tinh tượng vô cùng phức tạp, biến ảo không ngừng, linh diệu vô cùng. Người an sao sau khi lấy được những dấu hiệu từ quẻ Thái Ất Thì dùng luận lý chòm sao, thuyết âm dương, ngũ hành tương khắc, quy luật thịnh suy, vô thường của Thái Cực, nếu có thì kể năm, kể tháng, kể ngày. hoặc cho biết thời gian để đoán (giống như cách giải đoán bát tự).
Trong trường hợp muốn xem tử vi vận mệnh thì người xem bói phải dùng bát tự đồ để xem quẻ, từ đó đoán đực hạn Dương Kiếp, Hạn Bách Lục và căn cứ vào thể của hào Sống kiếp, hào âm và hào dương của quẻ, từ đó đưa ra nhận định.
5. Lập quẻ Thái Ất như thế nào?
Để lập quẻ Thái Ất, người an sao phải an 4 lần, lần lượt là: niên cục (năm), nguyệt cục (theo tháng), nhật cục (theo ngày) và thời cục (theo giờ), cụ thể như sau:
5.1. Tính niên cục.
An theo một chu kì gọi là nguyên tý, mỗi nguyên tý là 72 năm. Cách tính niên cục như sau:
- Tính Tích niên (Tuế tích) = (số của năm xem) + 10.153.917 (10.153.917 là số năm cách đời thiên hoàng – tức năm 0)
- Lấy tích niên đã tính được phần trước chia 3.600 (ứng với 10 năm trong đạo giáo)
- Phần dư của phép chia đã tính được ở trên chia 360 (ứng với chu kỳ 1 năm năm của đạo giáo).
- Tiếp tục lấy phần dư của phép chia trước đó chia 72 được số dư. Số dư của phép chia này chính là số niên cục cần tính.
Ví dụ, năm nay là năm 2022, lấy 2022 + 10.153.917 = 10,155,939.
Lấy số này chia cho 3600 được 2821 dư 339.
Tiếp tục lấy 339 chia 72 được 4 dư 51.
Vậy niên cục năm nay là 51.
5.2. Tính nguyệt cục
Cục tương ứng với tháng được gọi là nguyệt cục (xem lý giải ở trên) Cách tính là lấy số tháng từ năm Giáp Tý (năm bắt đầu của 1 can chi), tính đến tháng cần xem, rồi cộng thêm 2 tháng tý sửu vì chúng ta sử dụng bộ lịch kiến Dầ.
Phương pháp tính được trình bày như sau:
- Tính sản phẩm hàng tháng từ định tính và mốc = (10,153,917 + [lượt xem tháng trong năm trước]) * 12 + 2 + [số lượt xem hàng tháng]
- Chia kết quả đã tính được cho 360
- Số dư của phép chia trên chia hết cho 72, tương tự như niên cục, phép dư của lần chia này là nguyệt cục cần tính.
Phương pháp tính nhật cục và thời cục tương tự như tính niên cục và nguyệt cục. Sau khi tính được thì hợp lại thành 1 quẻ, kết hợp với bát quái đồ để luận giải lành dữ (gọi là Thái Ất thần quẻ). Phương pháp này biến hoá khôn lường, linh diệu vô cùng.
Thái Ất là môn huyền số vô cùng linh động, biến ảo, giúp dự đoán lành dữ của đời người. Tinh thông Thái Ất giúp thấu hiểu được quy luật của vũ trụ, từ đó tránh được những tai hoạ khôn lường. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn về môn thần học này, cần có những nghiên cứu sâu sắc hơn. Mong rằng bài viết này đã cung cấp cho quý bạn đọc những thông tin sơ lược cơ bản nhất về Thái Ất, Thái Ất tử vi là gì và cách luận giải quẻ Thái Ất tử vi. Chia sẻ đến bạn bè và người thân nếu thấy hữu ích.